Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Nâng cao kĩ năng đàm phán...

KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN


Kĩ năng đàm phán là một  kĩ năng mà ai cũng cần vì nó có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nhất là phương diện kinh doanh. Đàm phán nói một cách nôm na dễ hiểu là " mặc cả", là cách thức để đạt được cái mà ta mong muốn. Đó là quá trình giao tiếp, thảo luận nhằm đạt được thỏa thuận và bảo vệ quyền, lợi ích của mình thông qua cơ chế hai bên cùng nhau chia sẻ và đối kháng.

Khi bạn đang có nhu cầu tìm việc làm, yếu tố đầu tiên bạn quan tâm có phải là lương? Xu hướng tuyển dụng hiện nay đó chính là bạn sẽ được thỏa thuận trực tiếp với nhà tuyển dụng về mức lương mong muốn của bản thân. Khi gặp một bản thông báo tuyển dụng, thấy những nội dung như: lương thỏa thuận, salary negotiations...Bạn có ý nghĩ như thế nào? Nhiều người cho rằng, nhà tuyển dụng mập mờ trong việc chi trả thù lao chính vì vậy sinh ra cảm giác đề phòng và e ngại khi lựa chọn công việc này.



Với bản thân tôi, vì là sinh viên năm ba ngành Quản trị nhân sự nên tôi luôn muốn được thử sức với các nhà tuyển dụng để thu thập cho riêng mình những kiến thức từ thực tế trước khi chính thức vào nghề. Cầm trong tay bản CV và đơn xin việc viết tay một cách cẩn thận và bì hồ sơ tự thiết kế, tôi đã nộp vào vị trí thực tập sinh các công ty như Gạch Đồng Tâm, Big C, FPT. Tôi nghĩ tôi đã gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ xin việc của mình và chính vì vậy tôi đã nhận được lời mời phỏng vấn. Vòng đầu tiên là vòng phỏng vấn nhóm và tiếp theo là phỏng vấn cá nhân thất bại của tôi xuất phát tại đây. Khi được hỏi: "Mức lương mà em mong muốn khi làm việc chính thức khi ra trường là bao nhiêu?". Dường như theo mô típ, tôi trả lời mức lương mong muốn của mình là 4-5 triệu. "Vậy hiện nay, nếu được nhận vào làm việc em muốn lương như thế nào?"( vị trí thực tập sinh có lương) Tôi trả lời rằng: "Với vị trí thực tập sinh, em không đặt nặng vấn đề tiền lương. Nếu việc trả lương cho em không ảnh hưởng nhiều cho công ty thì công ty có thể trả cho em 3 triệu". Và vài ngày sau, tôi mới cảm thấy mình rất thiếu kĩ năng đàm phán trong giao tiếp với nhà tuyển dụng.


Câu dấu chấm hỏi luôn được tôi đặt ra khi gặp các câu hỏi tương tự như trên trong việc đàm phán lương là: Làm sao để nhà tuyển dụng cảm thấy mình thật sự khôn ngoan và có năng lực trong cách trả lời? Câu trả lời ra sao để các nhà tuyển dụng không cảm thấy mình đang "đánh phủ đầu" họ? Bao nhiêu là đủ để phù hợp với năng lực bản thân mà không quá cao hay quá thấp?. Và tôi cũng tìm được câu trả lời cho bản thân thông qua sự giúp đỡ của cố vấn học tập của mình: Tại sao không trao đổi với nhà tuyển dụng để bản thân được đặt vào vị trí chủ động mà không bị áp đặt vào vị trí bị động? Đó là bước đầu để đàm phán, bài học được rút ra khi thất bại không biết bao lần.



Nói tới đàm phán, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến chính trị hay kinh tế mà hầu như không thấy hết được Đàm phán có mặt trên mọi phương diện của cuộc sống như: Học tập, mua sắm, xin việc làm...Và làm thế nào để có một kĩ năng đàm phán có hiệu quả:
  • Chuẩn bị tất cả về mọi thứ: kiến thức, tinh thần....Đặc biệt là xác định mục tiêu đặt ra.
  • Tự điều chỉnh phản ứng của bản thân phù hợp với tình huống thực tế.
  • Lắng nghe một cách cẩn thận.
  • Trực tiếp thảo luận, không phải thắng thua hay cải lý mà là đối kháng để bảo vệ lợi ích hai bên.
  • Hiểu được vị trí của bạn ở đâu? Bạn là người cần họ hay ngược lại.
  • Nắm bắt được đối phương. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
  • Mọi người điều là người chiến thắng sau khi đàm phán kết thúc.
  • Quan trọng nhất là bạn phải có kĩ năng giao tiếp hiệu quả và kĩ năng thuyết phục người khác.


Kĩ năng đàm phán cũng giống như bất kì kĩ năng nào khác, nó có thể được tích lũy và học hỏi. Vì vậy, để trở thành một nhà đàm phán giỏi, bạn cần nắm rõ tâm lí, đọc được suy nghĩ của đối phương và luôn luôn hướng tới một phương pháp đàm phán hiệu quả và lâu dài nhất. Đừng để những người đã từng đàm phán với bạn sẽ không muốn hợp tác với bạn thêm lần nào nữa! 

'""No – one gets an iron – clad guarantee of success. Certainly, factors like opportunity, luck and timing are important. But the backbone of success is usually found in old – fashioned, basic concepts like hard work, determination, good planning and perseverance.""Không ai có được bảo đảm chắc chắn thành công. Chắc chắn những yếu tố như cơ hội, sự may mắn và thời điểm là quan trọng. Nhưng xương sống của thành công thường được tìm thấy trong các khái niệm cơ bản, cổ hủ như làm việc chăm chỉ, quyết tâm, lên kế hoạch cẩn thận và kiên trì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét